Sử dụng kỹ thuật in ba chiều chế tạo khung nâng đỡ từ tơ tằm ứng dụng trong điều trị tổn thương da

02/12/2021

TÓM TẮT

Hàng nghìn năm trước đây, sợi tơ tằm đã được biết đến như một loại “chỉ khâu y tế” hữu dụng và an toàn đối với con người. Khám phá này được cho là ứng dụng đầu tiên của vật liệu tơ tằm trong lĩnh vực y sinh học tái tạo (regenerative medicine). Đến nay, hàng loạt công bố khoa học uy tín trên thế giới cũng đã khẳng định rằng fibroin (protein chính yếu được chiết xuất từ sợi tơ tằm) là một loại vật liệu mềm mại, dẻo dai, có khả năng phân hủy sinh học và tương hợp sinh học tốt đối với cơ thể người. Không chỉ tồn tại ở dạng sợi vốn có, fibroin tơ tằm còn có thể được chuyển đổi sang dạng màng mỏng hoặc dạng khung xốp, tùy thuộc vào từng yêu cầu trị liệu cụ thể. Nhờ vào kỹ thuật in ba chiều (3D), các nhà khoa học tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã nghiên cứu kết hợp gelatin (G), fibroin (SF) và nhân tố tăng tưởng nguyên bào sợi (FGF-2) thông qua cầu nối sulfonic (SO3). Kết quả thử nghiệm trên mô hình chuột tổn thương da cho thấy phức hợp 3DG-SF-SO3-FGF có khả năng đẩy nhanh quá trình tái tạo da trong 14 ngày và 28 ngày. Nghiên cứu này đã tạo tiền đề cho tính khả thi của kỹ thuật in ba chiều từ tơ tằm trong lĩnh vực y sinh học tái tạo da. Tại Việt Nam, kỹ thuật in ba chiều sinh học và vật liệu tơ tằm là phương pháp và đối tượng đang dần nhận được sự quan tâm của các đơn vị nghiên cứu, trong đó có Phòng thí nghiệm Kỹ nghệ mô và Vật liệu Y sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xiong, S., Zhang, X., Lu, P., Wu, Y., Wang, Q., Sun, H., ... & Ouyang, H. (2017). A gelatin-sulfonated silk composite scaffold based on 3D printing technology enhances skin regeneration by stimulating epidermal growth and dermal neovascularization. Scientific reports, 7(1), 1-12.

    dewagacor

0 Bình luận
Viết bình luận
Bình luận*
Họ và tên*
Email*