Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) làm dày nội mạc tử cung và cải thiện khả năng mang thai ở những phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng

23/10/2022

TÓM TẮT

Độ dày nội mạc tử cung <7mm vào ngày rụng trứng hoặc vào ngày tiêm gonadotrophin màng đệm ở người (HCG) trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm mới (IVF) hoặc ngày bắt đầu progesterone trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh (FET) là đặc trưng của bệnh lý nội mạc tử cung mỏng (Liu và cộng sự, 2019). Nhiều nghiên cứu nhận định rằng, bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai. Một số phương pháp đã được thực hiện để cải thiện độ dày nội mạc tử cung, bao gồm việc sử dụng các estrogen ngoại sinh, sildenafil âm đạo, aspirin liều thấp và yếu tố kích thích tế bào bạch cầu hạt (Weckstein và cộng sự, 1997; Sher & Fisch, 2002; Chen và cộng sự, 2006; Gleicher và cộng sự, 2013). Tuy vậy, phần lớn phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng vẫn không đáp ứng với các liệu pháp điều trị này. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là phương pháp điều trị mới trên đối tượng đáp ứng kém với liệu pháp thay thế hormone (HRT) đã cho thấy những kết quả đáng khích lệ trong các nghiên cứu sơ bộ. Tác động của PRP đã được khẳng định trong tăng sinh và di cư của tế bào nội mạc tử cung, cũng như sự biểu hiện của nhiều yếu tố vốn có liên quan đến quá trình tái tạo và sửa chữa nội mạc tử cung. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng PRP tại chỗ trong việc cấy ghép thành công ở những phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng đang trải qua chu kỳ FET. Ngược lại, có rất ít dữ liệu về việc sử dụng PRP ở những phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng tái lặp.

Trong nghiên cứu này, PRP được thử nghiệm để đánh giá hiệu quả cải thiện độ dày nội mạc tử cung (EMT), tỉ lệ mang thai lâm sàng và tỉ lệ sinh con ở những người phụ nữ mỏng nội mạc tử cung tái lặp do nguyên nhân khác nhau trong chu kỳ chuyển phôi tươi và đông lạnh. Nghiên cứu được thực hiện ở 20 phụ nữ vô sinh do mỏng nội mạc tử cung tái lặp. Các bệnh nhân đã trải qua 26 chu kỳ PRP từ tháng 12 năm 2018 - tháng 6 năm 2020 trong suốt quá trình chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ dày nội mạc tủ cung tăng đáng kể sau khi sử dụng PRP với mức tăng trung bình 1,07mm ở phụ nữ được chuyển phôi tươi và 0,83mm ở phụ nữ được chuyển phôi đông lạnh sau liều điều trị PRP đầu tiên (p <0,001). Các chỉ tiêu bao gồm khả năng mang thai lâm sàng, khả năng sinh con không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiệm thức. Nhìn chung, thai kỳ lâm sàng và tỉ lệ sinh con thành công lần lượt đạt tới 20% và 25%. Không có phản ứng phụ nào được báo cáo.

Nghiên cứu này chứng tỏ rằng, PRP giúp tăng độ dày nội mạc tử cung đáng kể trong chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi đông lạnh ở bệnh nhân mỏng nội mạc tử cung tái lặp, giúp cải thiện khả năng mang thai và sinh con trên các đối tượng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Dogra, Y., Singh, N., & Vanamail, P. (2022). Autologous platelet-rich plasma optimizes endometrial thickness and pregnancy outcomes in women with refractory thin endometrium of varied aetiology during fresh and frozen-thawed embryo transfer cycles. JBRA Assisted Reproduction26(1), 13.

    slot deposit pulsa 5000

0 Bình luận
Viết bình luận
Bình luận*
Họ và tên*
Email*