Ứng dụng khung nền ngoại bào từ mô mỡ trong Y Sinh tái tạo

22/02/2021

TÓM TẮT

Khung nâng đỡ là một trong ba thành phần chính trong kỹ nghệ mô, cùng với tế bào và các phân tử có hoạt tính sinh học góp phần vào việc tái tổ chức các mô mới và cơ quan mới. Khung nền ngoại bào (Extracellular matrix - ECM) từ mô người hoặc động vật chính là nguồn vật liệu tự nhiên có đầy đủ các yếu tố để tạo nên khung nâng đỡ. Các thành phần quan trọng điển hình trong ECM như collagen, laminin, fibronectin và proteoglycan,... được chứng minh về hiệu quả kích thích sự tăng sinh, biệt hóa và bám dính tế bào, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mô, tiềm năng cho việc chế tạo các vật liệu sinh học trong nghiên cứu và điều trị. Mô mỡ là một mô liên kết chuyên biệt, giàu thành phần ECM, điển hình là collagen loại I-VI, laminin, fibronectin và glycosaminoglycans (GAGs), nên là nguồn vật liệu lý tưởng để chế tạo khung nâng đỡ. Nhóm nghiên cứu Kỹ nghệ mô và Vật liệu Y Sinh (TEBM), thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM đã thành công trong thu nhận ECM từ mô mỡ. ECM mô mỡ không gây độc đối với các dòng tế bào thử nghiệm, có tác động tích cực trong sự di cư có định hướng, tái phân bố của tế bào gốc mô mỡ người vào trong cấu trúc ECM. Đồng thời, đánh giá in vivo cho thấy ECM mô mỡ tương hợp sinh học tốt trong cơ thể động vật và hỗ trợ hình thành mô mỡ mới sau 8 tuần ghép. Các kết quả này chính là tiền để để nhóm TEBM tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng loại vật liệu này vào lĩnh vực Y Sinh tái tạo.  

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyen, M. T. N., & Tran, H. L. B. (2020). Fabrication of an injectable acellular adipose matrix for soft tissue regenerationJournal of Science: Advanced Materials and Devices.

    RTP Gacor

4 Bình luận
Viết bình luận
Bình luận*
Họ và tên*
Email*